Cây an xoa được biết đến với công dụng chữa các bệnh về gan rất hiệu quả, ngoài ra cây thuốc này còn có nhiều tác dụng khác nữa. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn cây an xoa với một số cây khác. Bài viết cây an xoa có mấy loại dưới đây sẽ giúp bạn có thể phân biệt được đặc điểm nhận dạng của cây và cách phân loại để tránh nhầm lẫn nhé!
Đặc điểm nhận dạng cây an xoa
Cây an xoa có tên khoa học là Helicteres Hirsuta Lour, thuộc họ Trôm – Sterculiaceae. Cây được tìm thấy nhiều ở khu vực biên giới Campuchia, Lào, Việt Nam, chủ yếu mọc ở các vùng núi cao, ven sông, ven suối nơi có độ ẩm cao. Tại Việt Nam, cây an xoa có ở các tỉnh như Bình Phước, Lâm Đồng, Tây Nguyên, Nghệ An, sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Bình,…
Về tên gọi, tùy mỗi địa phương, cây an xoa có thể được gọi với các tên như: Cây tổ kén cái, cây dó lông, thâu kén lông, cây An so, an soa, cây ung thư,…Chính vì những tên gọi khác nhau nên nhiều khi mọi người thường bị nhầm lẫn.
Về đặc điểm nhận biết, cây an xoa có các đặc điểm như sau:
- Thuộc cây thân gỗ, sống lâu năm, kích thước cao từ 1-1,2m, mọc thành từng cụm, có nhiều cành, tất cả các cây, cành đều được phủ một lớp lông mỏng.
- Lá cây to bằng khoảng bàn tay, có hình xoan, là bánh tẻ màu xanh đậm, là non màu xanh nhạt, mặt dưới lá có màu trắng. Toàn bộ bề mặt lá bao gồm cả mặt trên, mặt dưới đều được phủ một lớp lông cứng màu trắng.
- Hoa có màu tím hoặc trắng, mọc thành cụm dưới gốc lá, xung quanh bề mặt hoa đều có một lớp lông nhỏ.
- Quả an xoa thuôn dài 3-5cm, toàn bộ quả đều phủ một lớp lông dài màu trắng, quả có màu xanh, khi già chuyển màu nâu.
Cây an xoa có mấy loại?
Trong tự nhiên, cây an xoa gồm có 2 loại là an xoa trắng và an xoa tím. Cách phân biện 2 loại như sau:
Cây An xoa tím:
An xoa tím có lá thuôn nhỏ, phiến lá dày, mép lá có răng cưa, gân lá nổi rõ. Hoa có màu tím, quả có lông hình dáng giống con sâu róm, chạm vào bị ngứa.
Cây An xoa trắng:
Là cây có lá tròn, to, cả 2 mặt lá đều không có lông. Hoa có màu trắng đục, nhỏ. Quả an xoa trắng to hơn an xoa tím.
Cây an xoa tím thường được sử dụng nhiều bởi dược tính mạnh hơn và chữa bệnh tốt hơn.
Người dân thường hay nhầm lẫn cây an xoa với cây tổ kén tròn hoặc cây dó mốc. Bởi 2 cây này có tên gọi gần giống với tên gọi khác của cây an xoa (tổ kén cái và dó lông). Tuy nhiên, về hình dáng, bạn có thể dễ dàng nhận dạng được như sau:
Cây tổ kém tròn: có thân cây to hơn, lá to, đầu lá nhọn, hoa màu đỏ cam, quả hình tròn, mọc thành chùm.
Cây dó mốc: Cây thân nhỏ, thân và lá cứng, hoa màu tím nhạt, quả hình tròn.
Chính vì vậy, khi tìm kiếm cây thuốc, bạn cần nắm được cách phân biệt để chọn đúng cây thuốc. Khi mua thuốc để sử dụng, bạn cần tìm kiếm địa chỉ mua uy tín.
Bộ phận sử dụng và thu hái, chế biến
Tất cả các bộ phận của cây gồm thân, lá, canh, hoa, quả đều có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Cây có thể thu hái quanh năm, tuy nhiên, thời điểm thu hái tốt nhất là vào tháng 9-12, các dược tính thu được là cao nhất.
Khi thu hoạch, người dân thường chặt toàn bộ phần cây trên mặt đất, sau đó chặt thành từng khúc nhỏ, rửa sạch sẽ rồi đem phơi hoặc sấy khô. Thuốc được bảo quản trong túi kín, để nơi râm mát, thoáng gió, tránh ẩm ướt, mối mọt để sử dụng dần. Thi thoảng có thể đem phơi năng lại để sử dụng được lâu hơn.
Cây an xoa sử dụng để làm gì?

Cây an xoa được sử dụng rất rộng rãi và nổi bật với tác dụng điều trị các bệnh về gan, bệnh xương khớp và phòng chống ung thư. Cây thuốc an xoa được sử dụng trong cả đông và tây y. Cụ thể:
Sử dụng cây thuốc an xoa trong đông y
Đông y và y học cổ truyền đánh giá cây thuốc an xoa có vị cay, không đắng, mùi thơm nhẹ như trà, quy vào kinh can. Chính vì vậy, cây thuốc này rất tốt cho gan, được sử dụng nhiều để giải độc gan, làm mát gan, hạ men gan và điều trị các bệnh gan như: viêm gan, xơ gan, men gan cao, suy giảm chức năng gan, ung thư gan.
Ngoài ra, an xoa còn sử dụng để chữa mất ngủ, phục hồi cơ thể gầy gò, ốm yếu.
Sử dụng an xoa trong y học hiện đại
Theo các kết quả nghiên cứu, trong an xoa có chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng chữa bệnh. Chẳng hạn như:
- Alkaloid: Được xem là hoạt chất có tác dụng kháng ung thư, kìm hãm sự hoạt động của các gốc tự do, kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư gan.
- Flavonoid: Là chống oxy hóa mạnh, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các khối u, bảo vệ và tái tạo các tế bào trong cơ thể.
- Các enzyme và hoạt chất quý khác giúp bảo vệ tế bào và cơ thể.
Chính vì chứa các hoạt chất mạnh mẽ này mà an xoa cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị:
– Các loại ung thư: Ung thư gan, dạ dày, đại tràng, phổi,…
– Điều trị các bệnh viêm gan A, B, C, xơ gan, men gan, gan nhiễm mỡ, giải độc gan do rượu bia, ăn uống thiếu lành mạnh, ..
– Chữa bệnh viêm đại tràng
– Chữa bệnh xương khớp, đau lưng, đau khơp gối, đau nhức thoái hóa xương khớp ở người già, ..
– Điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể, an thần, kích thích ăn ngon, ngủ tốt, ..
– Hỗ trợ điều trị bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp.
– Thải độc cơ thể, đào thải mỡ thừa, giúp giảm cân, giữ dáng, kiểm soát cân nặng, phòng ngừa bệnh tật.
Một số lưu ý khi sử dụng cây an xoa

- Cây an xoa có dược tính mạnh nên phụ nữ mang thai không nên sử dụng
- Phụ nữ đang cho con bú, trẻ em cần thận trọng khi sử dụng dược liệu này
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc tây, hãy tham khảo bác sỹ để được quyết định có nên sử dụng hay không.
- Các bài thuốc từ cây an xoa cần tham khảo bác sỹ đông y về liều lượng và thời gian sử dụng.
Kết luận
Cây an xoa là một vị thuốc tốt, có tác dụng rất mạnh trong điều trị, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh về gan, viêm gan, ung thư gan. Ngoài ra còn có tác dụng phòng ngừa ung thư và nhiều tác dụng khác. Để tránh nhầm lẫn, bạn cần nắm được cây an xoa có mấy loại va cách phân biệt để lựa chọn cho đúng. Khi mua cây thuốc khô bán sẵn, bạn cần tìm địa chỉ uy tín để chọn mua nhằm bảo vệ sức khỏe của mình.